Ngoài việc phải tuân thủ các quy định về biển báo hiệu, người điều khiển phương tiện giao thông còn phải lưu ý đến vạch kẻ đường để có thể đảm bảo an toàn khi tham giao thông cũng như sẽ không bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do số lượng các loại vạch kẻ đường khá là nhiều và một số vạch kẻ lại ít được sử dụng nên nhiều người lái xe thường không thực sự hiểu được chính xác về ý nghĩa của chúng. Chẳng hạn như trong thời gian gần đây, trên tuyến quốc lộ số 20 thường xảy ra rất nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông vì lý do không hiểu chính xác vạch kẻ đường 3.1 là gì?

Vách kẻ đường 3.1 là gì?
Vạch 3.1 là loại vạch kẻ được dùng để giới hạn phần đường di chuyển dành cho các loại phương tiện, nó thường xuất hiện nhiều trên các tuyến đường cao tốc và đường phải có bề rộng tối thiểu là 7m trở lên. Ngoài ra, ở trong một số trường hợp cần thiết thì vạch 3.1 cũng được sử dụng.
Vạch 3.1 được sử dụng mục đích phân chia các làn cho đường giữa xe cơ giới và xe thô sơ với phần đường phải rộng ít nhất 1,5m. Nếu phần đường không sử dụng đáp ứng đủ thì vạch kẻ 3.1 sẽ không sử dụng để phân chia các làn đường cho xe cơ giới và xe thô sơ. Còn khi phần đường cho xe thô sơ nhỏ hơn 2,5m thì mép đường này sẽ không có vạch kẻ nào.
Vạch 3.2 là loại vạch kẻ liền màu trắng với bề rộng kẻ khoảng 45cm khi dùng cho đường cao tốc ô tô và kẻ 30cm khi dùng trên các loại đường khác.
Vạch 3.3 có chức năng và kích thước cùng ý nghĩa tương tự giống vạch 3.2 song thay vì sử dụng nét liền thì 3.3 là vạch nét đứt. Điều đó đồng nghĩa với việc các tài xế có thể điều khiển phương tiện để vượt qua vạch kẻ đường.
Vạch 3.4: có nét đứt màu trắng với chiều dài khoảng từ 50 đến 100m. Loại vạch này được sử dụng nhằm báo hiệu cho người điều khiển xe khi sắp tới vị trí vạch kẻ đường 1.2, 2.2.
Trong trường hợp khi muốn tách riêng làn đường dành cho xe thô sơ và xe cơ giới thì phải có biển báo hiệu để chỉ dẫn ( ví dụ: Loại biển có in hình xe đạp) ở làn đường dành cho xe thô sơ. Khi này, người tham gia điều khiển phương tiện không được phép đi đè lên hoặc lấn tuyến mà phải nhường đường cho những xe thô sơ lưu thông. Lưu ý: Chỉ ở những tuyến đường có mật độ lưu thông cao mới được bố trí làn đường dành cho xe thô sơ.
Còn với những trường hợp xe máy và xe thô sơ khi lưu thông trên cùng một làn đường thì cũng phải có biển báo chỉ dẫn cụ thể, lúc này người điều khiển phương tiện sẽ được phép đè hoặc lấn sang vạch kẻ nhưng vẫn phải nhường đường cho xe thô sơ.

NHỮNG LƯU Ý VỀ VẠCH KẺ ĐƯỜNG 3.1
- Nếu đi trên những con đường mà có vạch kẻ 3.1 như quốc lộ 20 (Tuyến đường đến Đà Lạt), với các loại xe cơ giới như ô tô hay xe máy hoàn toàn có thể vượt qua vạch kẻ 3.1a để đi vào phần lề đường bất kỳ lúc nào nếu có cần thiết (Có thể đỗ, dừng, tránh xe hay nhường đường cho xe sau,…).
- Trong trường hợp làn đường phía bên phải rộng hơn 1,5m thì vạch 3.1 sẽ là vạch kẻ phân chia làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa đây là làn đường này sẽ dành riêng cho thô sơ. Ở tình huống này thì ô tô hay xe gắn máy vẫn có thể lấn sang vạch bình thường.
- Khi muốn lấn sang vạch thì các phương tiện giao thông phải mở xi nhan để xin đường, đồng thời cũng phải nhường đường khi có xe thô sơ lưu thông.
- Theo quy định trong luật giao thông đường bộ Việt Nam từ cổng thông tin điện tử, thì xe gắn máy bắt buộc phải di chuyển trên làn đường phía bên trái vạch kẻ 3.1. Người điều khiển phương tiện chỉ có thể di chuyển vào phần đường xe thô sơ khi có biển báo chỉ dẫn.

Hy vọng những thông tin về vạch kẻ đường 3.1 – Những lưu ý để không bị phạt oan trong bài viết trên đây có thể mang đến cho các bạn những kiến thức tổng quát, hữu ích.