• Giới thiệu
  • Chính sách
  • Liên hệ
Social icon element need JNews Essential plugin to be activated.
Chủ Nhật, Tháng Một 29, 2023
Wordswithmeaning
  • Công nghệ
  • Game
  • Thủ thuật
  • Tổng hợp
  • Ô tô – Xe máy
  • Tài Sản
  • Địa Điểm
No Result
View All Result
  • Công nghệ
  • Game
  • Thủ thuật
  • Tổng hợp
  • Ô tô – Xe máy
  • Tài Sản
  • Địa Điểm
No Result
View All Result
Wordswithmeaning
No Result
View All Result
Home Tài Sản

Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

12/08/2021
in Tài Sản
0
Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Share on FacebookShare on Twitter

Một trong những yếu tố và kỹ năng quan trọng nhất đối với cán bộ ngân hàng và nhân viên của các tổ chức tín dụng chính là việc xác định khả năng trả nợ, tỷ số khả năng trả nợ của khách hàng. Đây được coi là vấn đề then chốt, có vai trò quan trọng quyết định đến việc cho cho các cá nhân, tổ chức đó vay vốn hay không, ảnh hưởng đến nguồn thu và sự sống còn của ngân hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ về tỷ số khả năng trả nợ cũng như bật mí cách đánh giá khả năng trả nợ một cách chính xác nhất.

Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp là gì?

Khả năng trả nợ hay khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được hiểu và năng lực tài chính để có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của bên cho vay. Nếu một doanh nghiệp chứng minh được năng lực tài chính, có tài sản thế chấp hoặc đơn vị bảo lãnh uy tín… có nghĩa là doanh nghiệp đó có khả năng trả nợ cao. Tương tự, những doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp cho thấy họ gặp vấn đề về tài chính, có nhiều rủi ro dẫn đến việc không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán chậm, ảnh hưởng lớn đến bên cho vay.

Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Tỷ số khả năng trả nợ

Khái niệm

Tỷ số khả năng trả nợ hay còn gọi là DSCR (Debt Service Coverage Ratio), là thước đo dòng tiền có sẵn để bên đi vay thanh toán các khoản nợ hiện tại. Tỷ số này cho biết thu nhập hoạt động ròng bao gồm chi phí lãi vay, tiền nợ gốc, các loại quỹ chìm, các khoản cho thuê trong vòng 1 năm. 

Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Công thức

Công thức tính tỷ số khả năng trả nợ như sau:

DSCR = (Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh – Chi phí hoạt động)/Tổng nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng nợ phải trả = Lãi vay * (1 – Thuế TNDN) + Nợ gốc
  • Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chính là doanh thu của doanh nghiệp không bao gồm thuế, chi phí hoạt động và các khoản thanh toán lãi

Lưu ý

Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp
  • Nếu như DSCR lớn hơn 1 nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó khá tốt. Tuy rằng trên lý thuyết thì tỷ số khả năng trả nợ càng cao đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt nhưng nếu quá cao sẽ cho thấy thực trạng về việc quản lý và luân chuyển vốn lưu động chưa hiệu quả.
  • Nếu DSCR nhỏ hơn 1 nghĩa là dòng tiền âm, doanh nghiệp vay vốn sẽ không thể thanh toán các khoản nợ hiện tại mà không dựa vào các nguồn lực bên ngoài như đi vay mượn, thế chấp…
  • Nếu DSCR bằng 1, khi đó chỉ cần một biến động nhỏ trong dòng tiền hoặc có tác động không tốt từ bên ngoài cũng khiến doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán khoản nợ.
  • Để có cái nhìn khách quan và chính xác về doanh nghiệp vay vốn, không nên đánh giá chỉ qua tỷ số khả năng trả nợ mà còn cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác như tình hình của nền kinh tế vĩ mô, nguồn lực bên ngoài…

Cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn một cách tổng quát nhất.

Công thức tính:

Hệ số khả năng tổng quát (Htq) = Tổng tài sản/Nợ phải trả

  • Htq > 2: Khả năng thanh toán tốt, tuy nhiên doanh nghiệp khó có khả năng tăng trưởng vượt bậc do hiệu quả sử dụng vốn không cao và đòn bẩy tài chính thấp.
  • 1 <= Htq <= 2: Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ tới hạn
  • 0 <= Htq <= 1: Doanh nghiệp ít khả năng thanh toán, hệ số càng gần 0 thì doanh nghiệp càng có khả năng cao phá sản nếu không có giải pháp phù hợp

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Tỷ số khả năng trả nợ và cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời được tính bằng công thức sau:

  • Hht = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
  • Hht < 1: Khả năng trả nợ thấp, doanh nghiệp có nhiều khó khăn và có thể mất khả năng chi trả, nguy cơ phá sản cao
  • Hht > 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ cao

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

  • Hệ số khả năng thanh toán nhanh loại bỏ hàng tồn kho, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp với công thức tính như sau:
  • Hnh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
  • Hnh < 0,5: Doanh nghiệp gặp khó khăn, tính thanh khoản và khả năng thanh toán thấp
  • 0,5 < Hnh < 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

  • Hệ số khả năng thanh toán tức thời giúp đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp một cách sát sao, chi tiết nhất. Công thức tính như sau:
  • Hntt = (Tiền + các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tiền lãi và mức rủi ro có thể gặp phải.

Công thức tính:

Hlv = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn

Công thức tính của hệ số khả năng chi trả ngắn hạn như sau:

Hcnh = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Nợ ngắn hạn bình quân

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tỷ số khả năng trả nợ cũng như các cách đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích với bạn và giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình đánh giá khả năng chi trả của khách hàng vay vốn nhé.

Tags: nợ
Next Post
Lương gộp là gì? Đặc điểm và cách tính lương gộp?

Lương gộp là gì? Đặc điểm và cách tính lương gộp?

Discussion about this post

Search

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • 20 mẫu gạch ốp lát nhà vệ sinh chống trơn trượt từ CMC Tiles
  • TOP đồng hồ nữ dưới 1 triệu đẹp, thời trang bán chạy
  • Hướng dẫn từng bước mở quán cafe tại nhà hiệu quả, tiết kiệm nhất
  • Tại sao nên chọn sofa chữ L
  • Bật mí lý do tại sao làm việc phải có kế hoạch mà bạn chưa biết

Chuyên mục

  • Công nghệ
  • Địa Điểm
  • Game
  • Ô tô – Xe máy
  • Tài Sản
  • Thủ thuật
  • Tổng hợp

Categories

  • Công nghệ
  • Địa Điểm
  • Game
  • Ô tô – Xe máy
  • Tài Sản
  • Thủ thuật
  • Tổng hợp

Bài mới

  • 20 mẫu gạch ốp lát nhà vệ sinh chống trơn trượt từ CMC Tiles
  • TOP đồng hồ nữ dưới 1 triệu đẹp, thời trang bán chạy
  • Hướng dẫn từng bước mở quán cafe tại nhà hiệu quả, tiết kiệm nhất
  • Tại sao nên chọn sofa chữ L
  • Bật mí lý do tại sao làm việc phải có kế hoạch mà bạn chưa biết
Social icon element need JNews Essential plugin to be activated.

© 2021 Wordswithmeaning.org - Premium WordPress news & magazine theme by Wordswithmeaning

No Result
View All Result
  • Công nghệ
  • Game
  • Thủ thuật
  • Tổng hợp
  • Ô tô – Xe máy
  • Tài Sản
  • Địa Điểm

© 2021 Wordswithmeaning.org - Premium WordPress news & magazine theme by Wordswithmeaning