Hiện nay, đối với mỗi doanh nghiệp thì phải đối mặt với nhiều loại chi phí khác nhau. Và một trong những chi phí vô cùng quan trọng, cần thiết mà bất cứ kinh doanh lĩnh vực nào cũng cần phải có đó là chi phí vốn chủ sở hữu. Vậy chi phí về vốn chủ sở hữu sẽ như thế nào, và cách tính chi phí ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Đôi nét về Chi phí vốn
Trước khi tìm hiểu về chi phí vốn chủ sở hữu, chúng ta sẽ cùng nhau xem xét xem thế nào là chi phí vốn.
Chi phí về vốn có thể hiểu đơn giản là khoản chi phí được tổ chức tính theo các nguồn vốn cần thiết, khác nhau dưới dạng phần trăm. Nhằm để sử dụng trong việc tài trợ cho các hạng mục thực hiện chi tiêu trong việc mua sắm mặt hàng để đầu tư.
Ngoài ra, có một cách hiểu khác, bạn có thể hiểu rằng khoản chi phí về vốn này được lấy ra để sử dụng cho việc thanh toán, cũng như đầu tư mua sắm cho những khoản mà doanh nghiệp mong muốn đầu tư để phát triển. Thực hiện những hoạt động có trong lĩnh vực của doanh nghiệp đó.
Và sẽ đều có một chi phí trong tất cả các nguồn vốn. Chẳng hạn:
- Trường hợp về vốn vay có thể là chi phí dạng trực tiếp
- Trường hợp mà thu nhập bị giữa lại thì chi phí chính là thuộc dạng cơ hội.
Hiện nay, nếu bạn chưa biết thì chúng ta có thể nhắc sơ qua một vài loại chi phí vốn có mặt trên thị trường như sau:
- Chi phí vốn dạng cổ phần có ưu đãi
- Chi phí vốn về thu nhập bị giữ lại
- Chi phí của các cổ đông dạng thông thường
- Chi phí vốn chủ sở hữu
- Và các loại chi phí vốn khác
Đôi nét về chi phí vốn chủ sở hữu

Một trong những chi phí vốn của doanh nghiệp chúng ta không thể bỏ qua đó chính là chi phí về vốn của chủ sở hữu.
Chi phí về vốn của chủ sở hữu chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là đây là tỷ lệ một phần của lợi nhuận mà các cổ đông trong doanh nghiệp đang nắm giữ một chút rủi ro có thể có trong kinh doanh. Chính vì vậy loại chi phí này còn có một tên gọi khác đó chính là giá rủi ro và cổ đông có.
Nguồn tiền của doanh nghiệp sẽ được đưa vào sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau sau khi đã được thực hiện giải ngân. Lúc bấy giờ, sự rủi ro có trong việc đầu tư các cổ đồng đều phải hứng chịu. Và sẽ không chia đều về tỉ lệ rủi ro cho các cổ đông mà rủi ro này sẽ được tính theo số phần trăm cổ phần mà các cổ đông này đang nắm giữ trong công ty. Tức là cổ đông có tỷ lệ cổ phần càng cao thì sẽ phải chịu tỉ lệ rủi ro càng lớn.
Mặt khác loại chi phí về vốn chủ sở hữu này cũng được xem là lợi nhuận mà cổ đông dự kiến có thể nhận được. Khi mà doanh nghiệp biết cách sử dụng, cũng như đầu tư chi phí về vốn một cách hợp lý, thì sẽ nhận được mức lợi nhuận nhất định.
Những khoản bên trong chi phí vốn chủ sở hữu
Một số khoản mục có ở bên trong chi phí về vốn chủ sở hữu bao gồm có như:
- Chi phí vốn mà các cổ đông góp vào, nhằm doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển dự án
- Các khoản mục về thặng dư nguồn vốn cổ phần do việc phát hành về cổ phiếu có giá trị thấp hơn hay lớn hơn mệnh giá.
- Những khoản nhận được từ tài trợ, hay khoản được biếu
- Vốn được kết quản về kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp bổ sung vào, theo đúng với quy định chính sách về tài chính hiện nay.
- Các khoản về sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái trong việc phát triển, đầu tư của doanh nghiệp bị phát sinh, từ việc tài sản phải đánh giá lại, hay các quỹ có được sau khi tính lợi nhuận có được sau thuế.
- Giá trị về cổ phiếu quỹ mà ảnh hưởng giảm đi nguồn vốn về chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Cách tính chi phí vốn chủ sở hữu

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp sử dụng để tính chi phí về vốn chủ sở hữu này. Tuy nhiên, hôm nay chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một công thức tính chi phí về vốn chủ sở hữu đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cụ thể:
WACC = (E/V) x Re + (D/V) x Rd x (1-Tc)
Trong đó:
- Re: Được hiểu là chi phí về vốn của cổ phần
- Rd: Được hiểu là chi phí về vốn được sử dụng để nợ
- E: Được hiểu là giá trị trên thị trường về tổng nguồn vốn dạng cổ phần
- D: Được hiểu là giá trị trên thị trường về tổng số nợ
- V: Tổng số vốn dạng dài hạn của tổ chức, doanh nghiệp
- Tc: Loại thuế về thu nhập của tổ chức, doanh nghiệp
Ngoài ra, bạn có thể tính chi phí về vốn của doanh nghiệp bằng cách lấy giá trị dạng bình quan của chi phí thực hiện trả cho mỗi một loại hàng hóa dạng tư bản. Lúc bấy giờ, quyền số sử dụng là tỷ trọng về giá trị của mỗi loại tài sản chứng khoán chia cho tổng giá trị các loại về chứng khoán mà tổ chức đã thực hiện phát hành. Điển hình các loại chứng khoán phát hành có thể là: cổ phần ở dạng thông thường, cổ phần ở dạng ưu đãi, hay nợ trong khoảng thời gian dài hạn. Tất cả sẽ cộng lại với nhau các khoản về chi phí dạng gia truyền này.
Tuy nhiên để sử dụng được công thức tính được nêu trên, thì trước tiên doanh nghiệp của bạn cần phải thực hiện các nghiệp vụ về kế toán để có thể tìm được những thành phần có bên trong công thức.
Ý nghĩa của việc tính chi phí vốn chủ sở hữu
Việc xem xét về chi phí của vốn chủ sở hữu là một vấn đề vô cùng quan trọng của một tổ chức, doanh nghiệp trong kinh doanh. Đặc biệt sẽ là vô cùng quan trọng đối với các nhà làm việc về tài chính trong tổ chức.
Việc xem xét về chi phí của vốn chủ sở hữu sẽ giúp, hay hỗ trợ các nhà tài chính có tầm nhìn xa hơn trong việc thực hiện các chiến lược liên quan đến huy động nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, loại chi phí này là một trong những căn cứ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn các dự án dùng để đầu tư và thúc đẩy gia tăng các giá trị của doanh nghiệp.
Lời kết
Qua bài viết, chúng tôi đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất liên quan đến chi phí vốn chủ sở hữu. Cụ thể như cách chi phí hình thành, những khoản có ở chi phí, hãy ý nghĩa chi phí đem lại.
Vì vậy, hy vọng với những chia sẻ vô cùng hữu ích này, có thể một phần nào đó giúp bạn chủ động hơn cho việc tính toán các khoản chi phí liên quan đến vốn chủ sở hữu.
Discussion about this post